Dự Toán Xây Lắp HMCT Và Vai Trò Của Giá Trị Dự Toán

Xin chào bạn, tôi Lương Trainer đây.

Trong bài chia sẻ tiếp theo ngày hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho bạn toàn bộ các kiến thức về chuyên đề " Dự toán xây lắp hạng mục công trình và vai trò tác dụng của giá trị dự toán" để bạn có thể nắm rõ hơn về dự toán này.

Nào chúng ta bắt đầu thôi!​

1. Khái niệm và Nội dung dự toán xây lắp 

  • A - Khái niệm dự toán xây lắp hạng mục công trình
  • Dự toán xây lắp hạng mục công trình là chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp của hạng mục công trình đó. Nó được tính toán từ bản vẽ thiết kế thi công hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công.
  • B - Nội dung dự toán xây lắp
  • Nội dung dự toán bao gồm:
  • Giá trị dự toán xây dựng:
  • Là toàn bộ chi phí công tác xây dựng và lắp ráp các bộ phận kết cấu kiến trúc để tạo nên điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất hoặc sử dụng công trình đó.
  • Chi phí xây dựng phần ngầm, đường dẫn nước, dẫn hơi
  • Chi phí cho phần xây dựng các kết cấu của công trình
  • Chi phí cho việc xây dựng nền móng, bệ đỡ máy thiết bị trong dây chuyền công nghệ.
  • Giá trị dự toán lắp đặt thiết bị:
  • Là dự toán về những chi phí cho công tác lắp ráp thiết bị máy móc vào vị trí thiết kế trong dây chuyền sản xuất (kể cả các công việc chuẩn bị đưa vào hoạt động chạy thử).
  • Các bộ phận chi phí trong giá trị dự toán xây lắp
  • Khái quát giá trị dự toán xây lắp có thể chia thành 2 phần lớn:
  • a- Giá trị dự toán xây lắp trước thuế
  • b- Giá trị dự toán xây lắp sau thuế
  • Trong đó mỗi phần lại bao gồm những chi phí cụ thể như sau:
  • Giá trị dự toán xây lắp trước thuế gồm:
  • Chi phí vật liệu
  • Chi phí nhân công
  • Chi phí máy thi công
  • Chi phí chung
  • Thu nhập chịu thuế tính trước
  • Giá trị dự toán xây lắp sau thuế gồm:
  • Giá trị dự toán trước thuế và khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra

2. Các bước xác định giá trị dự toán xây lắp

  • Dựa vào bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công để tính khối lượng các công tác xây lắp của công trình (tính tiên lượng dự toán).
  • Sử dụng bảng đơn giá chi tiết của địa phương (hoặc đơn giá công trình) để tính được các thành phần chi phí trong chi phí trực tiếp.
  • Áp dụng các tỷ lệ định mức: chi phí chung, các hệ số điều chỉnh... để tính giá trị dự toán xây lắp.
  • Ngoài ra trong hồ sơ dự toán còn cần phải xác định được nhu cầu về vật liệu, nhân công máy thi công công trình bằng cách:
  • Dựa vào khối lượng công tác xây lắp và định mức dự toán chi tiết để xác định ra nhu cầu này.
  • Nội dung của các bước lập giá trị dự toán xây lắp được biểu diễn bằng sơ đồ ngắn gọn sau đây:

3. Vai trò tác dụng của giá trị dự toán

  • Xác định chính thức vốn đầu tư xây dựng công trình từ đó xây dựng được kế hoạch cung cấp, sử dụng và quản lý vốn.
  • Tính toán hiệu quả kinh tế đầu tư, để có cơ sở so sánh lựa chọn giải pháp thiết kế, phương án tổ chức thi công.
  • Là cơ sở để xác định giá gói thầu (trong trường hợp đấu thầu) giá hợp đồng, ký kết hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp (trong trường hợp chỉ định thầu).
  • Làm cơ sở để nhà thầu lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch lao động tiền lương, năng lực xây dựng.
  • Làm cơ sở để đơn vị xây lắp đánh giá kết quả hoạt động kinh tế của đơn vị mình.

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi giúp ích được cho công việc của bạn

P/S: Đừng quên share về tường facbook của bạn để lưu lại những kiến thức này khi cần nhé.​

About the author

Lương Trainer

Anh là Thạc Sỹ - Ksxd - Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Kisato. Đồng thời Là nhà đào tạo có số lượng follow lớn nhất trong ngành xây dựng hiện nay, Với hơn 50.000 người Follow trên các kênh khác nhau. Cũng như sở hữu hàng chục website liên quan tới lĩnh vực xây dựng. Bạn có thể ghé thăm anh ấy tại website http://luongtrainer.com/

Click here to add a comment

Leave a comment: