Cách Tính Tiên Lượng Công Tác Bê Tông

Xin chào bạn, tôi Lương Trainer đây.

Trong bài chia sẻ tiếp theo ngày hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho bạn toàn bộ các kiến thức về chuyên đề " Cách tính tiên lượng công tác bê tông " để bạn có thể nắm rõ hơn quy cách và phương thức tính toán công tác bê tông này.

Nào chúng ta bắt đầu thôi!​

1. Công tác bê tông

  • Trong công trình xây dựng bê tông và bê tông cốt thép là những khối lượng phổ biến thường gặp ở hầu hết các bộ phận của công trình như: bê tông lót móng, bê tông: móng, cột, dầm, sàn, lanh tô, ô văng, giằng móng, giằng tường, bê tông nền, bệ máy vv... Là những khối lượng có thể độc lập hoặc nằm xen kẽ trong các khối lượng của các công tác khác.
  • A - Đơn Vị Tính
  • Đơn vị tính cho công tác bê tông và bê tông cốt thép là m³
  • B - Quy cách
  • Trong công tác bê tông và bê tông cốt thép quy cách cần được phân biệt bởi những điểm sau đây:
  • Loại bê tông: bê tông gạch vỡ, đá dăm, sỏi, có cốt thép hay không.
  • Số hiệu bê tông (mác bê tông)
  • Loại kết cấu (móng, cột, dầm, giằng, sàn, cầu thang...)
  • Vị trí kết cấu: cao ≤ 4 m; cao > 4 m
  • Phương thức thi công: đổ tại chỗ (vữa sản xuất bằng máy trộn đổ bằng thủ công...) đúc sẵn...
  • C - Phương pháp tính
  • Trong công trình xây dựng các khối bê tông có thể nằm xen kẽ trong các khối lượng công tác khác vì vậy khi tính toán cần nghiên cứu kỹ bản vẽ để tính riêng các khối lượng có quy cách khác nhau. Ta có thể phân thành từng khối để tính theo phương pháp tính thể tích của các hình khối hình học mà ta đã biết cách tính.
  • Trường hợp khối lượng bê tông của một bộ phận nằm trong tường xây ta có thể tính tách bộ phận đó thành hai khối: phần bê tông trong tường, phần ngoài tường. Khi tính khối lượng xây tường ta phải trừ đi khối lượng bê tông chiếm chỗ trong tường.
  • Các bộ phận có liên quan với nhau về kích thước khi tính toán ta cần đánh dấu để sử dụng lại cho các phần tính sau, ví dụ:
  • Diện tích đào móng = diện tích bê tông lót móng
  • Diện tích đắp nền = diện tích lót nền
  • Chiều dài giằng tường = chiều dài tường...
  • Tính khối lượng bê tông thông thường không phải trừ khối lượng cốt thép nằm trong bê tông.
  • Khi tính khối lượng của các cấu kiện đúc sẵn điển hình (panen; tấm đan...) ta chỉ việc tính ra số cấu kiện rồi tính ra khối lượng toàn bộ bằng cách nhân số cấu kiện với khối lượng một cấu kiện đã biết sẵn.
  • Ví dụ: Panen hộp
  • PH(33.6.2) = 0,16 m³/ cái  (kích thước: d = 3300; r = 600; h= 200)
  • PH(30.6.2) = 0,146 m³/ cái (kích thước: d = 3000; r = 600; h= 200)

2. Bài tập ví dụ

  • Ví dụ: Tính tiên lượng bê tông lanh tô, lanh tô kiêm ô văng tầng 1; Dầm, giằng tường, panen sàn tầng 2. Biết rằng sử dụng mác bê tông 200 đá dăm 1 x 2 cm, cốt mặt sàn + 4.000 (các chi tiết trong bản vẽ sau lược bỏ phần cốt thép).
  • Bài giải:
  • Khối lượng cần tính toán gồm các bộ phận sau đây:
  • Lanh tô các cửa đi: 
  •      6 LĐ1
  •      2 LĐ2
  • Lanh tô kiêm ô văng cửa sổ
  •     S1: 2 Lº S1
  •     S2: 2 Lº S2
  • Dầm D1 trên các trục 2 ÷ 7 gồm 6 cái; dầm dọc hiên D2
  • Giằng tường chạy trên chu vi tường
  • Bê tông đúc sẵn:
  •    6 gian gác panen PH(33.6.2)
  •    gian giữa gác  PH(30.6.2)
  • Phân tích khối lượng
  • Tất cả các loại lanh tô tính ra một khối lượng
  • Dầm, giằng
  • Panen
  • Tìm kích thước và tính toán
  • Lanh tô và lanh tô kiêm ô văng
  • Lanh tô:
  • 6 LĐ1:   6 x 1,7 x 0,22 x 0,14 = 0,31 m³
  • 2 LĐ2:
  • Phần nằm trong tường: 2 x 1,96 x 0,22 x (0,08 + 0,07) = 0,12 m³
  • Phần nhô ra ngoài tường:  2 x 1,96 x 0,11 x 0,07  = 0,03 m³
  • Lanh tô kiêm ô văng:
  • 2 LºS1:
  • Phần lanh tô nằm trong tường: 2 x 9,70 x 0,22 x 0,14 = 0,6 m³
  • Phần ô văng đua ra ngoài:     2 x 9,7 x 0,60 x 0,06  = 0,7 m³
  • 2 LºS2:
  • Phần lanh tô nằm trong tường: 2 x 2,0 x 0,22 x 0,14 = 0,12 m³
  • Phần ô văng đua ra ngoài:    2 x  2,0 x  0,6 x  0,06  = 0,14 m³
  • Tổng cộng khối lượng phần lanh tô và lanh tô kiêm ô văng:
  •   0,31 + 0,12 + 0,03 + 0,6 + 0,7 + 0,12 + 0,14 = 2,02 m³
  • Bê tông dầm, giằng
  • 6 D1: (dầm nằm trên các trục 2 - 7)
  •           6 x 0,22 x 0,3 x (1,8 + 6,0 + 0,22) = 3,18
  • Giằng tường chạy trên chu vi tường:
  •           2 x (22,8 + 6,0) x 0,22 x 0,14 = 1,77 m³
  • Dầm hiên D2:        (22,8 + 0,22) x 0,22 x 0,22 = 1,11 m³
  • Dầm sang cửa thoáng gió gian cầu thang (LS3)
  •          2,9 x 0,22 x 0,22 = 0,14 m³
  • Tổng cộng khối lượng phần dầm, giằng:
  •         3,18 + 1,77 + 1,11 + 0,14 = 6,20 m³
  • Phần bê tông đúc sẵn
  • Panen PH(33.6.2) lắp ở 6 gian nhà và 3 chiếc ở phần hành lang gian giữa nhà
  • Số panen:
  •   1 gian:     7,8 m: 0,6 = 13 cái
  •   6 gian:     13 x 6 = 78 cái
  • Khối lượng bê tông:   78 cái x 0,161 = 12,56 m³
  • Panen PH(30.6.2) lắp ở hành lang gian giữa nhà (gian cầu thang)
  • Số panen:                  1,8: 0,6 = 3 cái
  • Khối lượng bê tông:  3 cái x 0,146 = 0,44 m³
  • Tổng cộng khối lượng phần bê tông panen (đúc sẵn):
  •                12,56 m³ + 0,44 m³ = 13 m³

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi giúp ích được cho công việc của bạn

P/S: Đừng quên share về tường facbook của bạn để lưu lại những kiến thức này khi cần nhé.

About the author

Lương Trainer

Anh là Thạc Sỹ - Ksxd - Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Kisato. Đồng thời Là nhà đào tạo có số lượng follow lớn nhất trong ngành xây dựng hiện nay, Với hơn 50.000 người Follow trên các kênh khác nhau. Cũng như sở hữu hàng chục website liên quan tới lĩnh vực xây dựng. Bạn có thể ghé thăm anh ấy tại website http://luongtrainer.com/

Click here to add a comment

Leave a comment: